Giới thiệu tác phẩm tháng 9 - Văn học Nhật Bản: Totochan cô bé bên cửa sổ - The little girl at the window.
GIỚI THIỆU TÁC PHẨM THÁNG 9 – VĂN HỌC NHẬT BẢN
TOTOCHAN CÔ BÉ BÊN CỬA SỔ - THE LITTLE GIRL AT THE WINDOW
(Tetsuko Kuroyanagi)
Trong thời đại công nghệ 4.0 với khoa học và kỹ thuật không ngừng phát triển đã tạo ra cho con người nhiều con đường, phương pháp và cách thức tiếp cận khác nhau với các nguồn tri thức phong phú trên thế giới. Cũng từ đó, sẽ phát sinh một số mặt hạn chế của sự phát triển, con người dần bị lệ thuộc vào công nghệ, thụ động và lười tư duy, ỷ lại vào máy móc… Một số thói quen tích cực cũng dần bị mai một, tiêu biểu như văn hóa đọc nói chung và đọc sách báo trong nhà trường phổ thông nói riêng.
“Trong các cách học, phải lấy việc tự học làm gốc” (Hồ Chí Minh), đọc sách là một trong những phương pháp học và rèn luyện bản thân vô cùng hiệu quả. Bên cạnh việc lĩnh hội được kiến thức, thu lượm những trải nghiệm qua sự hiểu biết của tác giả cuốn sách. Đọc sách còn giúp học sinh hình thành các kỹ năng, thói quen trong cuộc sống như: tỉ mỉ, cẩn thận, nhẫn nại, biết trân trọng “chất xám” của người khác….
Là một môi trường đạt chuẩn Quốc Gia, sáng tạo và hội nhập. Thiết nghĩ, ngay từ những cấp học phổ thông đầu tiên, học sinh trường THCS Trung Văn cần được hình thành văn hóa đọc. Văn hóa này sẽ theo sát và phục vụ các con ngay cả khi các con bước ra ngoài cuộc sống, giúp các con tư duy và tự chủ, sống và làm việc tốt hơn.
Xuất phát từ nguyên nhân đó, để hình thành thói quen đọc sách và những phương pháp đọc sách hiệu quả cho học sinh, dự án đọc sách được triển khai trên cả bốn khối lớp 6,7,8,9 nhằm lan tỏa “văn hóa đọc” rộng rãi đến với học sinh trong trường.
Bằng đôi bàn tay khéo léo của mình thầy và trò của trường THCS Trung Văn đã lựa chọn hình thức sân khấu hóa để giới thiệu tác phẩm tháng 9 đến học sinh một cách sinh động và hấp dẫn nhằm thu hút, khơi dậy sự tò mò thích thú của học sinh với tác phẩm được giới thiệu. Và thế là thầy và trò đã cùng nhau lên kế hoạch, chuẩn bị cho “tiết mục đặc sắc” như thế này này J)